Bạn có xứng đáng với mức lương mong muốn?
Một bài viết Hay ho mà tôi đã có lần đọc được trên Linkedin của chị Hà Nguyễn HR
Trong quá trình tìm kiếm công việc, một câu hỏi mà nhiều ứng viên thường gặp là:
“Giá trị của tôi trong thị trường lao động hiện tại là bao nhiêu?”
Để đưa ra câu trả lời thỏa đáng, bạn cần tự đánh giá bản thân dựa trên những tiêu chí cụ thể, giúp bạn tự tin hơn khi đàm phán lương hoặc quyết định nhận một vị trí công việc.
Dưới đây là 5 yếu tố giúp bạn tự định giá công việc của mình:
1. Tầm quan trọng và Trách nhiệm của công việc bạn đảm nhận
- Công việc của bạn ảnh hưởng đến những bộ phận nào trong công ty?
Số lượng phòng ban hoặc dự án mà bạn tham gia sẽ cho thấy phạm vi ảnh hưởng của bạn.
Me: Tùy từng thời điểm và sự kiện mà mình có sự phối hợp với các phòng ban liên quan.
- Độ sâu của sự ảnh hưởng của bạn ra sao?
Nếu công việc của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính hay thành công chiến lược của doanh nghiệp, đây là dấu hiệu cho thấy vai trò của bạn có giá trị cao.
Me: Kết quả ảnh hưởng không rõ rệt.
2. Đặc thù công việc
- Bạn đang giải quyết những vấn đề gì?
Công việc của bạn càng phức tạp, đòi hỏi giải quyết những vấn đề khó khăn, giá trị của bạn càng lớn.
Me: Công việc phức tạp thuộc dạng chuyên môn song đây ko phải là thế mạnh của Công ty.
- Bạn có đang làm việc độc lập hay phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác?
Khả năng phối hợp và quản lý công việc càng cao, mức độ đòi hỏi kỹ năng của bạn càng lớn.
Me: Công việc của tôi vừa độc lập mà cũng vừa phải phối hợp với các bộ phân khác, tuy nhien sẽ tùy vào từng thời điểm, giai đoạn của dự án.
- Bạn có quản lý nhân viên không?
Số lượng và đối tượng nhân viên bạn quản lý cũng là yếu tố quan trọng để xác định giá trị công việc.
Me: Không quản lý ai khác.
3. Yêu cầu về năng lực và kỹ năng
- Bạn có cần nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng không?
Đối với những vị trí đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và giải quyết vấn đề phức tạp, giá trị của bạn sẽ cao hơn.
Me: Công việc của tôi đòi hỏi chuyên môn Cao, vấn đề phức tạp.
- Khả năng giao tiếp và thuyết phục của bạn ra sao?
Trong nhiều công việc, khả năng thuyết phục và giao tiếp là yếu tố sống còn, đặc biệt nếu bạn đang làm việc trong những vị trí yêu cầu đàm phán hoặc dẫn dắt đội nhóm.
Me: Thật tiếc khi tôi không phải thuyết trình bởi đặc tính công việc của tôi là độc lập. Tôi có trao đổi với bộ phận liên quan song chủ yếu qua Email hoặc nhắn tin.
- Bạn có linh hoạt và thích ứng nhanh không?
Mức độ linh hoạt trong xử lý công việc thay đổi cũng là một thước đo cho giá trị của bạn.
Me: Cái này tôi tự tin về khả năng thích ứng của bản thân, luôn chủ động trong công việc và làm việc có kế hoạch.
4. Trình độ và kinh nghiệm
- Trình độ học vấn và chứng chỉ chuyên môn của bạn thế nào?
Những gì bạn đã học và tích lũy được sẽ giúp bạn định giá cao hơn.
Me: Tôi học và làm việc đúng chuyên ngành đào tạo Đại học của mình, mọi thứ đều ổn.
- Kinh nghiệm của bạn trong ngành ra sao?
Số năm kinh nghiệm và những thành công trong quá trình làm việc trước đây là yếu tố để bạn tự tin đàm phán mức lương mong muốn.
Me: Tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình cũng đã từng triển khai nhiều dự án khó và cũng đã có những kết quả đáng tự hào.
- Ngoại ngữ có phải là yếu tố quan trọng cho công việc bạn đang nhắm đến không?
Nếu bạn cần sử dụng ngoại ngữ thường xuyên, giá trị của bạn sẽ tăng đáng kể.
Me: Công việc của tôi không cần sử dụng nhiều đến ngoại ngữ (Tiếng anh), chủ yếu phục vụ việc đọc và tìm hiểu tài liệu nước ngoài.
5. Áp lực và Môi trường làm việc
- Công việc có đòi hỏi sức lực nhiều không?
Đối với những công việc đòi hỏi bạn làm việc dưới áp lực cao hoặc trong môi trường khắc nghiệt, hãy cân nhắc điều này khi định giá bản thân.
Me: Không áp lực dù làm tốt hay không thì không có sự khác biệt.
- Bạn có đang phải đối mặt với các rủi ro về sức khỏe hoặc môi trường không?
Nếu có, đây là yếu tố cần tính đến khi đàm phán lương.
Me: Tôi nghĩ là không, tôi không quan tâm nhiều đến các tác nhân bên ngoài xảy đến đối với mình.
Khi bạn đã tự trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về gtrị của bản thân và tự tin hơn trong quá trình đàm phán lương. Hãy nhớ rằng, một khi bạn thấy mình xứng đáng với một mức lương nào đó, hãy đàm phán một cách thuyết phục để đạt được điều đó nhé.
Me: Okie, thank you.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét