Tham - Sân - Si: Bạn nên từ bỏ để tâm An

Thế giới rộng lớn, đời người dài lâu. Trạng thái tốt nhất của cuộc sống chính là: Khổ cực, không than oán. Vui vẻ, không khoe khoang. Thành công, không mù quáng. Gặp chuyện, không hoảng loạn.



Mọi khổ nạn trong đời phần lớn đều phát sinh từ tâm tư đó của chúng ta! Hãy theo Đức Phật chỉ bảo, tránh xa đau khổ phiền não và tam độc tham, sân, si. Nhận ra chân tướng của sinh mệnh, và từ đó đạt đến cảnh giới không khổ đau ở phía bên kia của trí tuệ. 

Quan trọng nhất là hãy bắt đầu thay đổi những quan niệm sai lầm và những tập tính không đúng đắn của mình, tịnh hóa tâm ý của bản thân không bị mê hoặc bởi những thứ tầm thường; ở vào bất kỳ hoàn cảnh nào, tâm cũng phải lặng như mặt hồ, không vì bóng trăng soi đáy mà gợn sóng. Như vậy, khi đối mặt với bất kỳ chuyện gì cũng đều có thể làm được.

1. Tham

Trong ba nỗi khổ cũng là nguyên nhân dẫn tới khổ đau của con người, chữ “Tham” đứng hàng đầu, vì lòng tham nên mới sân hận, vì tham nên mới si mê, u tối.

Dục vọng từ tham mà ra, cũng vì tham mà lớn lên thành nghiệp ác.Tham lam không phải bản chất của con người, Phật dạy rằng, bất kể ai sinh ra đều như tờ giấy trắng, đều có trái tim thuần hậu và thiện lương. Nỗi tham lớn dần lên theo năm tháng, theo những điều mà con người muốn sở hữu và đang sở hữu. Càng có nhiều càng tham nhiều, càng mong nhiều lại càng tham nữa. Dục vọng không bao giờ dừng lại, lòng tham tạo nên dục vọng và dục vọng phóng đại lòng tham.

Mà tham thường đi liền với ác. Vì tham nên làm ác để thỏa mãn thứ mình muốn, làm ác để thỏa mãn lòng tham vô bờ bến.

Nếu không biết tiết chế, kìm nén lòng tham thì chắc chắn con người sẽ rơi vào tai họa, lòng tham nổi lên, phúc đức tiêu tán. Dù làm trăm ngàn việc tốt, cố gắng tu tích thế nào mà không buông bỏ được lòng tham thì tai họa vận đến, phúc lộc vẫn bay đi, không giữ lại được gì. 

Hãy để bản thân thoát khỏi ý nghĩ khát khao tham dục nơi thế tục hồng trần, ta là chủ của chính mình, nắm giữ tâm và thân mình, bước ra khỏi con đường lạc lối. Tham dục, cố chấp sản sinh ra phiền não, đau khổ. Nếu chúng ta có thể nhổ bỏ chấp ngã, tất cả mọi phiền não đau khổ đều sẽ biến mất vô hình.

2. Sân

“Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ýmuốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp mà trả thù.

Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian.

Phải tu tâm để đạt tới “vô sân”. Vô sân là không nóng nảy, hết giận hờn. 

Chúng sinh bị qua nhiều kiếp sinh tử luân hồi chính vì không thắng nổi lòng sân. Chư Phật được tự tại, giải thoát, là do dứt trừ được lòng sân tận gốc. Điều khó nhất là diệt trừ phẫn nộ ngay từ trong tâm. Khi tâm chúng ta không còn nghĩ đến giận hờn thì tự nhiên cơn phẫn nộ sẽ tự diệt. 

3. Si

“Si” là si mê, vô minh, ngu tối. Người vô minh không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại… nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người. 

Si, vô minh theo thế tục gọi là “dại” hay “ngu”. Vô minh che lấp tâm trí, làm cho con người không còn nhìn thấy được những chất bợn nhơ đang gặm nhấm từ bên trong con người khiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần và cuối cùng đưa con người vào con đường tội lỗi triền miên. Đức Phật dạy rằng vô minh là điều ô trược tệ hại nhất. Hãy dứt bỏ vô minh để trở thành người trong sạch.

Con người sống giữa nhân sinh đều phải thuận theo luân hồi nghiệp báo, tránh không được, nhưng tự mình có thể xây dựng những nghiệp duyên tốt đẹp cho mình. Muốn thiện, trước hết phải hết tham. Muốn phúc, trước tiên phải biết đủ. Vô sở cầu nhi tự đắc, đó mới thực sự là đại trí huệ của đời người.

Tiền của trên đời, cố kiếm thật nhiều rồi chết đi cũng không mang theo được. Tiền tài danh vọng, mất rồi tất cả cũng chỉ là hư vô. Đời người là hữu hạn, nhân sinh là vô hạn, cớ gì mãi tham lam để tự chuốc lấy đau khổ cho mình.

Những lời Phật dạy về sân si và lòng tham nhắc nhở chúng sanh rằng, lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách con người. Nếu sở hữu nào của chúng ta có được từ sự đau khổ của người khác, thì sự sở hữu ấy tất yếu là không chính đáng. Dù là mưu cầu cho cuộc sống hằng ngày hay lưu danh hậu thế, bất cứ ai bị lòng tham chi phối ắt sẽ nhận quả báo nặng nề.

Con người sống giữa nhân sinh là đều thuận theo luân hồi nghiệp báo, không ai tránh được, càng không ai thay đổi được. Vì thế, Phật dạy buông bỏ lòng tham, tu tâm dưỡng tính chính là việc đầu tiên để tích đức hành thiện. Muốn thiện, trước hết phải hết tham, muốn phúc trên hết phải biết đủ. Không tham lam, không vọng tưởng thì hạnh phúc ngay trong phút giây ấy, phúc đức ngay trong phút giây ấy. Vô sở cầu nhi tự đắc, đó là đại trí huệ. Cứ níu kéo những điều không thể thuộc về mình, giành những thứ vốn không thể với tới, chính là một loại đau khổ, một loại hành xác.

Từ bỏ THAM - SÂN - SI, an từ trong tâm, sống đời yên vui

Tham, sân, si là ba thứ độc tố, là ba nguyên nhân chính dẫn đến phiền não và khổ đau cho con người. Tham là sự ham muốn quá mức, sân là sự ghét bỏ, si là sự ngu dốt, thiếu hiểu biết.

Tham là sự ham muốn quá mức những thứ không thuộc về mình, như tiền bạc, danh vọng, quyền lực, sắc đẹp,... Khi tham muốn quá nhiều, con người sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng, luôn luôn tìm kiếm những thứ mới hơn, tốt hơn. Điều này dẫn đến sự bất an, lo lắng, thậm chí là thù hận.

Sân là sự ghét bỏ, thù hận những thứ mà mình không thích, không đồng ý. Khi sân hận, con người sẽ không thể suy nghĩ sáng suốt, dễ dàng hành động sai trái, thậm chí là phạm pháp.

Si là sự ngu dốt, thiếu hiểu biết về bản thân, về cuộc sống và về thế giới. Khi si mê, con người sẽ dễ dàng bị lừa gạt, lợi dụng, thậm chí là hủy hoại cuộc đời mình.

Tham, sân, si là ba thứ độc tố luôn luôn tồn tại trong tâm thức của con người. Để thoát khỏi phiền não và khổ đau, con người cần phải học cách kiểm soát và loại bỏ ba thứ độc tố này.

Cách để kiểm soát và loại bỏ tham, sân, si

Một số cách phổ biến bao gồm:

Thiền định

Thiền định giúp con người tĩnh tâm, tập trung và suy nghĩ sáng suốt hơn. Khi tâm trí được tĩnh lặng, con người sẽ dễ dàng nhận ra những suy nghĩ và hành động của mình, từ đó có thể kiểm soát và loại bỏ tham, sân, si.

Học tập

Học tập giúp con người mở mang tri thức, hiểu biết về bản thân, về cuộc sống và về thế giới. Khi hiểu biết nhiều hơn, con người sẽ dễ dàng nhận ra những sai lầm của mình và có thể sửa chữa chúng.

Thương yêu

Thương yêu là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ tham, sân, si. Khi con người biết yêu thương, họ sẽ không còn có nhu cầu chiếm đoạt, tranh giành, thù hận.

Tham, sân, si là ba thứ độc tố nguy hiểm, nhưng chúng cũng có thể được loại bỏ nếu con người có ý chí và quyết tâm. Hãy cố gắng loại bỏ tham, sân, si ra khỏi tâm thức của mình để sống một cuộc sống hạnh phúc và bình an.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét